21-04-2017 08:25

Mặc dù có nhiều lo ngại, nhưng việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phần nào giúp nhà đầu tư bất động sản bớt lo ngại.

Thị trường bất động sản cũng thở phào ngay sau khi NHNN thiết lập lộ trình rút ngắn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thay vì áp dụng cứng nhắc một mức và tại một thời điểm như Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 trước đó. Theo quy định tại Thông tư 06, hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 200%, thay vì 250% như dự kiến; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giữ nguyên 60% đến hết năm 2016 rồi hạ dần...

Việc NHNN giãn lộ trình siết chặt cho vay bất động sản được các chuyên gia kinh tế - tài chính nhận định là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, mặc dù tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chưa chạm mức 40%, song nếu sửa đổi Thông tư 36 như dự thảo ban đầu thì 1-2 năm tới, Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và đòi hỏi tăng cường huy động vốn để bù đắp, cân đối lại nguồn vốn cũng như tỷ lệ cho vay.

Thong tu 06 noi tiep Thong tu 36: Nha dau tu bat dong san tho phao - Anh 1

.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính , ngân hàng cho biết, việc sửa đổi Thông tư 36 như trên là hợp lý trong bối cảnh sắp tới phải kiểm soát cho vay bất động sản, nhất là việc kiểm soát có lộ trình thực hiện, khi quy định trên chỉ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 để hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản có gần 1 năm để điều chỉnh. Tuy nhiên, NHNN cần chia bất động sản thành 4 nhóm, với các mức độ rủi ro khác nhau, chứ không phải tất cả đều 200%.

Trước đó, cho rằng, tín dụng bất động sản đã tăng mạnh trong 2 năm qua và cao hơn mức bình quân tăng trưởng tín dụng chung, nên cần phải điều chỉnh nhằm giảm rủi ro, NHNN khẳng định, việc điều chỉnh Thông tư 36 sẽ không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, giới đầu tư bất động sản đã liên tục phản đối và cho rằng, nếu sửa đổi Thông tư 36 như dự kiến ban đầu thì sẽ gây hệ lụy nghiêm trọng đến thị trường bất động sản, cũng như nền kinh tế.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi NHNN đề nghị chưa sửa đổi Thông tư 36. Theo HoREA, thị trường bất động sản Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào 2 nguồn vốn gồm: tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Đặc biệt, hoạt động đầu tư phát triển, kinh doanh bất động sản có tính chất trung, dài hạn, nhưng trên thực tế chưa có cơ chế đầy đủ để tạo lập nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng trung hạn, dài hạn.

Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, đối với việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN đã đưa ra lộ trình phù hợp, không tạo ra tác động quá mạnh đối với thị trường. Mặt khác, với việc nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản lên 200% sẽ tạo điều kiện tốt trong cho vay bất động sản, thay vì quá thắt chặt như dự thảo lần trước.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đánh giá cao sự cầu thị của NHNN trước kiến nghị của HoREA, đã giải tỏa căng thẳng cho cả ngân hàng và giới đầu tư bất động sản , không tạo sốc cho thị trường. “Siết tín dụng bất động sản nhưng có lộ trình là cần thiết, vì quá trình đó sẽ đào thải bớt các nhà đầu tư yếu kém về năng lực quản trị và tài chính, đồng thời, tự thân thị trường phải tìm các kênh vốn khác thay vì chỉ dựa dẫm vào nguồn vốn ngân hàng”, ông Châu lý giải thêm.

 

Sửa thông tư 36: Thị trường bất động sản biến động

Những thay đổi này thúc đẩy các bên điều chỉnh hành vi phù hợp để thị trường vận hành vào quỹ đạo phát triển bền vững.

Thứ nhất hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản (BĐS) đưa về mức 200% so với dự thảo đưa lên...

1_95550

Thông tư 06 nối tiếp Thông tư 36: Nhà đầu tư bất động sản thở phào

Thị trường bất động sản cũng thở phào ngay sau khi NHNN thiết lập lộ trình rút ngắn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thay vì áp dụng cứng nhắc một mức và tại một thời điểm như Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 trước đó. Theo quy định tại Thông tư 06, hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh ...

bao_lanh_bat_dong_san

Công Bố Thông tư Hướng Dẫn Bảo Lãnh Bất Động Sản

Bảo lãnh dự án bất động sản là một nội dung mới của Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ 01/7/2015), Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN để hướng dẫn. Theo đó, các doanh nghiệp bán nhà ở hình thành trong tương lai phải mua bảo lãnh ngân hàng. Mức phí bảo lãnh sẽ do các bên tự thỏa thuận.

t3

Những chính sách mới giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định

Thị trường bất động sản (BĐS) được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới khi hàng loạt chính sách mới như Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), các chính sách về tín dụng cho vay BĐS đã có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 7/2016 vừa qua.  

Đang truy cập: 157
Trong ngày: 6588
Trong tuần: 46311
Lượt truy cập: 48149
CÔNG TY THƯƠNG MẠI BÌNH NGỌC PHÁTVỀ CHÚNG TÔIFANPAGE FACEBOOK

img41

Địa chỉ trụ sở chính: Số 20 - Nguyễn Bình - P. Kênh Dương - Q. Lê Chân - Thành Phố Hải Phòng - Việt Nam 

Điện thoại: 0225.3613.586 - DĐ: 098.906.1484 

Website: binhngocphat.com